Nhân viên IT bị nhức ngón tay trỏ vào mùa mưa cần ăn gì
Bệnh gout có liên quan chặt chẽ đến hàm lượng protein có trong đồ ăn thức uống hàng ngày.
Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh gout:
Tránh thực phẩm thuộc nhóm purin cao như nội tạng, hải sản, thịt đỏ, lạp xường, dầu cá, có thể luộc thịt sau đó đổ nước đi rồi ăn, tránh các loại nước hầm xương thịt. Mỗi ngày khống chế lượng protein hấp thụ từ thức ăn trong khoảng 1g/kg thể trọng trong cơ thể bởi nếu hấp thụ từ thức ăn quá nhiều protein thì cũng có thể làm tăng lượng acid uric nội sinh. Các thực phẩm chứa protein tốt là đậu phụ, sữa ít chất béo, lượng nhỏ bơ, đậu phộng và trứng.
Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì. Các loại thức ăn này có thể làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu, huyết thanh và tăng khả năng hòa tan acid uric trong nước tiểu.
Nên cung cấp đủ lượng vitamin B và vitamin C, ăn nhiều các thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả. Mỗi ngày bệnh nhân gout nên ăn khoảng 1000g rau xanh, 4-5 quả các loại nhưng nên tránh các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn cá nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào. Tránh các gia vị như ớt, hạt tiêu,… bởi chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm tái phát bệnh gout cấp tính.
Uống ít nhất 8 cốc chất lỏng mỗi ngày, trong đó ít nhất một nửa là nước. Nước có tác dụng hạn chế sự ứ đọng của tinh thể urat trong thận. Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao để đào thải acid uric.
Hạn chế uống rượu hoặc kiêng tuyệt đối rượu. Rượu làm tăng acid uric trong máu cũng như làm giảm khả năng bài tiết acid uric qua thận, tuy nhiên nếu công việc bạn phải uống, mỗi tuần bạn không nên uống quá ba lần, mỗi lần không quá một ly. Các loại nước có ga như coca, pepsi hay đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc cũng nên hạn chế tối đa bởi chúng cũng khiến cho việc bài tiết acid uric trở nên khó khăn hơn.
Hạn chế sử dụng các loại đường mía và đường củ cải.
Nên giữ thể trọng lý tưởng, tránh béo phí, tốt nhất là nên giữ ở mức thấp hơn trọng lượng lý tưởng từ 10-15%. Theo nghiên cứu cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa tỉ lệ thuận của lượng acid uric với mức độ béo và chỉ số cân nặng. Khi người quá béo giảm được thể trọng thì lượng acid uric cũng giảm, acid uric thải ra ít đi và bệnh gout giảm hẳn.
Ngoài lưu ý về thực đơn, những người bị bệnh gout nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, vận động hàng ngày. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với các động tác nhẹ nhàng. Bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao như cầu lông, bơi lội, chạy bộ. Tuy nhiên, khi bị các cơn gout cấp tấn công thì tốt nhất không nên vận động mạnh.
Chú ý tránh làm việc nặng, quá sức, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh; giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Người bị bệnh gout nên thực hiện ăn uống lành mạnh theo thực đơn, tránh những thực phẩm có nguy cơ tái phát bệnh.
0 nhận xét